Lắng nghe con trước

Các bậc phụ huynh luôn băn khoăn trong việc nói chuyện và lắng nghe con, liệu con có đang “lờn mặt” với người lớn không. Mời quý phụ huynh đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn 🐞🐞
 
LẮNG NGHE CON TRƯỚC!
Gần đây hội thảo về nuôi dạy trẻ dựa trên nền tảng khoa học tại Thủy Điển đã quy tụ hơn 300 chuyên gia đến từ 50 quốc gia đã để 1 dòng chữ lớn “Listen first” trong 1 danh sách gồm các kỹ năng nuôi dạy trẻ dựa trên nền tảng khoa học. “Listen first” nghĩa là “hãy lắng nghe con trước!”, đây cũng là bước đầu tiên và đứng đầu danh sách những chiến lược quan trọng để giúp nuôi dạy trẻ thành công và để trẻ phát triển bền vững.
 
LẮNG NGHE LÀ KỸ NĂNG QUAN TRỌNG, NHƯNG PHẦN LỚN CHÚNG TA KHÔNG BIẾT CÁCH
Không phải lỗi chúng ta, mà là do lỗi của não bộ. Có 2 dạng nghe: Nghe thụ động và nghe chủ động.
Nghe chủ động là bạn chủ động nghe để học, để nhận biết, để đáp ứng… vì 1 mục đích nào đó trong giao tiếp.
Nghe bị động thường bạn dùng trong mục đích thư giãn, nghĩ ngơi hoặc tận hưởng. VD nghe nhạc để thư giãn.
Ngày nay sự phát triển của công nghệ quá nhanh làm thế giới trở nên gần lại, nhưng nghịch lý là chúng ta ít giao tiếp hơn. Thật vậy, khi đi vào quán cafe, thời gian các bạn trẻ nói chuyện không nhiều và đa phần chú ý hơn vào chiếc chiếc thoại. Khi lên xe bus hoặc đi trên đường, ai cũng đeo tai phone để nghe nhạc, hơn là chú ý nghe những âm thanh hay cuộc trò chuyện diễn ra xung quanh. Phần lớn chúng ta dành thời gian để nghe thụ động hơn là lắng nghe tích cực cho giao tiếp. Lối mòn này làm bạn ít chủ động lắng nghe trẻ khi bước vào thế giới làm cha mẹ.
 
CÓ CON SẼ GIÚP BẠN HỌC LẠI BÀI HỌC LẮNG NGHE
Một trong những lợi ích khi bạn có con đó là bạn sẽ học được 1 thứ, vốn xã hội hiện đại đang dần lấy mất của bạn, đó là biết lắng nghe.
 
Tại sao 🤔
Bởi vì người bạn chăm sóc mỗi ngày là 1 đứa trẻ chưa có những kỹ năng giao tiếp, chưa hoàn toàn nhận thức về hành vi, nhưng tất cả điều đó sẽ phát triển nhanh mỗi ngày và bạn sẽ trở nên lỗi thời, bị tụt lại và trở nên không hiểu trẻ nếu bạn không chịu học cách lắng nghe.
 
KHI TRÁCH TRẺ, HÃY ĐẶT CÂU HỎI: LIỆU MÌNH CÓ LẮNG NGHE TRẺ TRƯỚC CHƯA 😱
 
Đó là lời khuyên của một số chuyên gia khi bạn chuẩn bị sử dụng 1 biện pháp răn đe, hình phạt hoặc lời trách mắng. Thực tế, không có đứa trẻ nào sinh ra mà bản tính lại hư đốn, chỉ có đứa trẻ không ai hiểu để giúp trẻ làm tốt. Lắng nghe là bước đầu tiên nhận ra hành vi và giúp trẻ sửa hành vi nếu làm sai, hơn là trách mắng trên hành vi đó. Nên nhớ rằng, mỗi con người, ngay cả trẻ con, không muốn nhận lời chỉ trích hay phán xét; họ mong đợi một sự cảm thông và hướng dẫn. Chỉ trích hay phán xét chỉ làm khoảng cách giao tiếp xa hơn, họ bắt đầu phản kháng và không chịu lắng nghe, cảm thông và hướng dẫn sẽ làm họ được tôn trọng và chấp nhận thay đổi.
 
LÀM SAO RÈN LUYỆN ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CHA NGƯỜI MẸ BIẾT LẮNG NGHE”?
 
Đây là những điều mà các chuyên gia khuyên bạn
 
🌿🌿 Dù bạn bận đến thế nào, thì cũng dành 1 khoảng thời gian nhỏ 20-30 phút mỗi ngày để trò chuyện để hiểu trẻ. Bằng chứng khoa học cho thấy thời gian bạn dành trò chuyện và lắng nghe trẻ nói tích cực thì giảm nguy cơ liên quan đến tệ nạn xã hội ở trẻ đến 3 lần. Bạn có thể dành 1 tiếng cafe với bạn bè và đối tác, chẳng lẽ bạn không dành cho con bạn và gia đình bạn những 1/3 thời gian đó. Nên nhớ rằng, gia đình là gốc cây. Mất gốc, bạn không thể lớn hơn nữa dù tán cây của bạn có vươn xa đến đâu.
 
🌿🌿 Đừng đợi trẻ biết nói mới nói chuyện với trẻ. Hãy bắt đầu sớm nhất có thể. Nghiên cứu cho thấy bạn càng trò chuyện sớm, trẻ càng có kỹ năng giao tiếp tốt với gia đình và bạn bè. Trẻ cũng sẽ trở thành 1 người biết lắng nghe tốt khi ra ngoài xã hội.
 
🌿🌿 Hãy cho trẻ biết bạn lắng nghe và hiểu sự khó nói của trẻ. Trẻ có sự phát triển nhận thức nhanh hơn sự phát triển lời nói. Do đó, khi nói chuyện trẻ nói nhanh, nói ngọng và thường tỏ ra bực tức nếu diễn đạt không được. Lúc này, bạn hãy nói với trẻ: Mẹ có thời gian nghe con nói, ngồi xuống đây, rồi con nói chậm lại để mẹ hiểu nhé!” Thái độ bạn tôn trọng và lắng nghe là hành động tích cực giúp bé biết lời nói của bé rất quan trọng với bạn. Điều này gián tiếp tạo sự tự tin ở trẻ.
 
🌿🌿 Đáp ứng lắng nghe và khuyến khích trẻ diễn đạt từng độ tuổi
* Dưới 1 tuổi: Trẻ không dùng từ rõ ràng, chủ yếu bằng tiếng la í ớ hoặc tiếng khóc, hơn nữa trẻ cũng chưa nghe hiểu bạn. Đáp ứng nghe của bạn phải tích cực bằng ánh mắt. Đó là cách duy nhất trẻ hiểu bạn. Thái độ đáp ứng tùy tình huống, nhưng tự nhiên. Khi cần nghiêm nghị tỏ không đồng ý thì bạn có thái độ nghiêm và cứng rắn.
* 1-3 tuổi: Trẻ học từ và câu ngắn, nhưng diễn đạt chưa rõ ràng. Đáp ứng cần ánh mắt và cả hình thể của bạn. VD, bạn cần hạ thấp người để ngang bằng trẻ khi trò chuyện hay khuyên nhủ trẻ.
* 4-10 tuổi: Độ tuổi ngôn ngữ và nhận thức đi chung đường, nhưng trẻ nhạy cảm với thái độ. Lỗi cha mẹ thường gặpở độ tuổi này là nói chuyện qua loa hay nói cho được ý của mình. Lỗi này sai phạm trước 3 tuổi có thể được trẻ dễ dàng bỏ qua, nhưng độ tuổi này sẽ làm khoảng cách của bạn và trẻ xa hơn, đặc biệt trong giao tiếp. Do đó, bạn bận thì cứ nói “mẹ đang bận, đợi mẹ xong mẹ sẽ nói chuyện với con” vẫn tốt hơn khi bạn nói “uhm, mẹ hiểu rồi”. Một lát sau, trẻ không thấy mẹ làm và quay lại hỏi thì bạn ngỡ ra không nghe và hỏi lại. Mỗi lần hỏi lại là 1cm xa rời.
 
🌿🌿 Khi trẻ làm bạn bực mình hay phạm lỗi gì, hãy cho trẻ nói và lắng nghe trẻ trước. Các chuyên gia tại hội nghị khuyên: hãy giữ miệng của bạn đóng hay dùng tay để cạnh miệng để nhắc bạn 1 điều: để thời gian trẻ nói và hãy lắng nghe trước. Cái này quan trọng hơn là xử phạt hay răn đe trẻ vì mục đích la mắng của bạn có phải đang giúp giáo dục trẻ không làm sai nữa. Nếu trước khi bạn lắng nghe và hiểu, mà tước quyền trẻ nói và được lắng nghe và la mắng thì chắc chắn lần sau bé tái phạm sẽ không bao giờ cho bạn biết. Đến khi bạn biết, có thể là 1 hậu quả nặng nề. Mục đích trên hết là tạo lòng tin chia sẻ cho trẻ, dù là sai hay đúng. Khi trẻ làm sai vẫn có tinh thần chia sẻ bởi vì trẻ biết bạn vẫn luôn ở đây là hướng dẫn trẻ làm đúng. Việc tước đi quyền nói chẳng khác gì bạn kết tội và đẩy ra vành móng ngựa, tôi tin rằng: chẳng có đứa trẻ nào dại dột nói ra tội của mình đâu.
 
Notes:
Kristin Zolten et al. (2006) Parent -child communication. Center for positive parenting
 
2019 Conference on the evidence-based parenting programs, Stockholm, Sweden.
 
Nguồn: Bs. Anh Nguyễn

ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

Mở Khung Chat
1
Close chat
Xin chào. Cảm ơn bạn liên hệ với chúng tôi. Vui lòng bấm vào nút phía dưới để chat với chúng tôi

Start